Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea H’leo: Hai thôn vẫn bị cô lập từ sau cơn lũ

17:06, 25/09/2013

Trong trận lũ ngày 17-9 vừa qua, chiếc cầu sắt bắc qua suối Nước Đục là huyết mạch giao thông chính, nối liền giữa 2 thôn 4A và 4B (xã Cư Mốt, huyện Ea H’leo) với trung tâm xã Cư Mốt đã bị nước cuốn trôi. Từ đó đến nay, 317 hộ với 1.387 nhân khẩu của hai thôn này đã bị chia cắt, cô lập hoàn toàn như ốc đảo.

chiếc cầu sắt bắt qua  suối Nước Đục- mach máu giao thông quan trọng duy nhất, nối liền giửa thôn 4a, 4b – với trung tâm xã Cư Mốt ,chỉ còn trơ lại 2 mố cầu như thé này sau khi xảy ra lũ cuốn./.
Chiếc cầu bắc qua suối Nước Đục - mạch máu giao thông duy nhất nối liền giữa thôn 4A, 4B với trung tâm xã Cư Mốt chỉ còn trơ lại 2 mố cầu. (Ảnh: Ngọc Tài)

Những ngày qua, các loại phương tiện như: xe máy, ô tô, công nông từ 2 thôn muốn qua trung tâm xã Cư Mốt và ngược lại đều không thể lưu thông được. Cũng may, cách chiếc cầu bị trôi gần 100m, có một cây rừng bị trốc gốc ngã ngang qua suối, người dân thôn 4A, 4B và các em học sinh lấy đó làm điểm tựa bò tạm trên cây gỗ này để sang trung tâm xã Cư Mốt cũng như đến trường học tập. Tuy nhiên điều này cũng rất nguy hiểm, vì lòng suối rộng, sâu, nước chảy xiết, dễ xảy ra tai nạn đuối nước - nhất là đối với các em học sinh khi phải mang cặp và bò qua cây gỗ này hằng ngày. Bên cạnh đó, hiện nay đang bước vào mùa thu hoạch cà phê, cầu qua suối Nước Đục không còn, việc đi lại để thu hái và vận chuyển nông sản của bà con nông dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Trao đổi về những trở ngại khi cầu suối Nước Đục bị trôi, ông Võ Lang, Chủ tịch UBND xã Cư Mốt băn khoăn: “Điều kiện kinh tế của người dân hai thôn 4A, 4B, cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Mặt khác, lòng suối Nước Đục rất rộng và sâu, xây cầu tạm cũng tốn vài trăm triệu đồng. Do vậy cầu bắc ngang qua lòng suối đã bị lũ cuốn trôi, nhưng xã cũng không đủ tài, lực để làm lại nên rất cần sự trợ giúp từ ngân sách huyện, tỉnh…”.

nhà chị Phạm Thị Hương tổ dân phố 2 thị trấn Êa Đrăng bị lũ cuón trôi hoàn toàn
Căn nhà của gia đình chị Phạm Thị Hương (tổ dân phố 2, thị trấn Ea Drăng) bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. (Ảnh: Xuân Hòa)

Ông Đoàn Tử Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea H’leo cho biết: Cơn lũ đi qua đã để lại rất nhiều thiệt hại cho địa phương; trong đó có 11 hồ đập, 9 cây cầu bị hư hỏng; gần 1.600 ha hoa màu, cây công nghiệp bị phá hủy; nhiều nhà dân bị lũ cuốn trôi hoàn toàn… Ước tính tổng thiệt hại là hơn 50 tỷ đồng. Ngay sau cơn lũ, các hộ bị thiệt hại đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ nhiều nguồn như: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức đoàn thể tại địa phương với trên 100 triệu đồng tiền mặt và nhiều hàng hóa cứu trợ khác. Huyện Ea H’leo cũng đã thống kê thiệt hại và lên kế hoạch cũng như dự toán kinh phí để giải quyết hậu quả thiên tai, hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng, nhất là những hộ bị cuốn trôi nhà…

Ngọc Tài – Xuân Hòa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.