Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW và 3 năm thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW

14:38, 19/12/2013

Sáng 19-12, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW và 3 năm thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác phòng chống ma tuý và phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Tham dự Hội nghị có dại diện các sở, ban, ngành và các địa phương trong toàn tỉnh. Đồng chí Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Phòng chống tội phạm tỉnh chủ trì Hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 5 năm qua, thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ chính trị, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống ma tuý trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng hơn trước; công tác truyền thông phòng chống ma tuý được đẩy mạnh và tiếp cận ngày càng rộng rãi hơn đến các thành phần dân cư, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới; nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về hậu quả tác hại của ma tuý đối với sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội đã có bước chuyển biến tích cực, ý thức tự phòng tránh được nâng lên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hiếu phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hiếu phát biểu tại Hội nghị


Lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng chống ma tuý thuộc Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp công tác, nắm tình hình, phòng ngừa nghiệp vụ, đồng thời phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng phạm tội về ma tuý; Công an tỉnh đã đấu tranh bóc gỡ nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, triệt phá nhiều điểm, tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma tuý tại địa bàn cơ sở, phối hợp rà soát, phá bỏ nhiều diện tích trống cây cần sa.

Kết quả đó đã kìm hãm sự gia tăng của tội phạm ma tuý, góp phần bảo đảm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng chống ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế như: tình hình người nghiện ma túy chưa được kiềm giảm mà có sự gia tăng; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội đã được tập trung nhưng kết quả chưa tương xứng; việc thực hiện Dự án "Xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy" đã triển khai nhưng chưa đồng đều, một số nơi có triển khai nhưng thiếu sự chỉ đạo nên chưa phát huy hiệu quả; vấn đề giải quyết việc làm và quản lý người sau cai nghiện ma túy vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến tỷ lệ tái nghiện cao (khoảng 39%); tình trạng trồng cây cần sa vẫn còn xảy ra trên địa bàn.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị


Đối với việc thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã tự xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, từ đó tạo được thế chủ động trong phòng ngừa, trấn áp các loại tội phạm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm đã được triển khai với nghiều hình thức, nội dung và đối tượng tuyên truyền. Xây dựng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, tổ chức quần chúng tham gia phòng chống tội phạm tại địa bàn cơ sở. Từ đó làm cho nhân dân thực sự tin tưởng vào đường lối của Đảng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, sẵn sàng cùng lực lượng công an tham gia phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội.

Lực lượng công an đã điều tra khám phá kịp thời các vụ án nghiêm trọng về hình sự, các vụ án gây bức xúc trong dư luận, triệt phá các băng nhóm tội phạm hoạt động trên địa bàn, chất lượng phá án ngày càng nâng cao.

Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp được duy trì thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Lực lượng công an đã thể hiện vai trò tham mưu, nòng cốt trong tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp xây dựng chương trình hành động phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm; đẩy mạnh phong trào toàn dân phát hiện, tố giác tội phạm; quản lý giáo dục đối tượng đặc xá, mãn hạn tù, đối tượng tệ nạn xã hội tại địa bàn dân cư, không để tồn tại các tụ điểm phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội; tỷ lệ điều tra khám phá án đạt cao (trên 84%); tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên đã được kìm giảm; tội phạm về ma túy được phát hiện tăng cả về số vụ bắt giữ, số ma túy thu được, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Đồng chí Trần Hiếu trao bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW và Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị
Đồng chí Trần Hiếu trao bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW và Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị


Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của ngành, địa phương mình nhằm góp phần thực hiện hiệu quả hơn nữa các chỉ thị trên. Đặc biệt, các đại biểu thống nhất đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên các đại biểu cũng cho rằng cần làm tốt hơn nữa việc cập nhất các số liệu thống kê về số người nghiện, số lượng gái mại dâm tại các địa phương sát hơn với tình hình thực tế để từ đó có biện pháp đấu tranh, phòng chống có hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trần Hiếu khẳng định, trong thời gian qua, các cấp, các ngành và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tội phạm ma túy và các loại tội phạm khác. Tuy nhiên, tình hình các loại tội phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm rất đa dạng. Do đó, để chủ động trong công tác phòng chống tội phạm nói chung, góp phần tạo môi trường lành mạnh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW và Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn về nhận thức, trách nhiệm của từng cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đưa công tác này thành nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp, các ngành và toàn xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, gắn với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; tập trung giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện tại địa bàn cơ sở; củng cố nâng cao năng lực các lực lượng phòng chống tội phạm các cấp; tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm...

Với những kết quả đã đạt được, Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho 13 tập thể và 12 cá nhân; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 9 tập thể và 9 cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW và Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị.


Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.