Multimedia Đọc Báo in

25-33% số lương thực trên thế giới bị lãng phí

14:02, 28/02/2014

Trong báo cáo vừa công bố, Ngân hàng Thế giới cho biết, khối lượng lương thực bị lãng phí trên thế giới lên tới 25-33%.

Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, lương thực bị thất thoát và lãng phí trên toàn cầu là điều đáng hổ thẹn khi mà vẫn còn hàng triệu người trên thế giới bị thiếu ăn. Ngũ cốc chiếm hơn một nửa số lương thực bị lãng phí, nếu tính theo lượng calo. Xét về trọng lượng thì hoa quả, rau chiếm phần lớn nhất về khối lượng bị thất thoát, bỏ phí.

Lương thực đang bị lãng phí ở hầu hết các khâu từ sản xuất, tiêu thụ, bảo quản. Thậm chí, hàng triệu tấn lương thực bị ném vào thùng rác hoặc bị hỏng trên đường vận chuyển ra thị trường. Tại Bắc Mỹ, khoảng 61% khối lượng lương thực bị mất mát trong giai đoạn tiêu thụ. Tại châu Phi, tình trạng lãng phí phần lớn xảy ra ở quá trình sản xuất và chế biến.

Ở riêng giai đoạn tiêu thụ, tại Mỹ, một gia đình 4 người lãng phí trung bình 1.600 USD/năm, còn ở Anh mức lãng phí này là 1.100 USD/năm.  

Báo cáo cho biết, chính sách mua bán của các siêu thị đã kích thích việc sản xuất lương thực dư thừa và việc khuyến mại cũng khuyến khích người tiêu dùng mua quá nhiều so với nhu cầu sử dụng, dẫn tới việc bỏ phí lương thực tại gia đình.

Báo cáo nhấn mạnh, tình trạng lãng phí lương thực đang gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên như đất đai, nước, năng lượng… Ví dụ, một lượng lớn nước dùng cho việc trồng táo hoặc trồng lúa sẽ bị uổng phí nếu sản phẩm cuối cùng không được sử dụng.

Theo các chuyên gia, giải pháp để hạn chế tình trạng lãng phí lương thực là thay đổi kỹ thuật sản xuất lương thực, đầu tư lớn cho vận chuyển, các kho dự trữ và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.