Multimedia Đọc Báo in

Trao tặng bộ đồ nghề của Vua săn voi Ama Kông cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

19:32, 16/02/2014

Sáng 15-2, ông Khăm Phết Lào - con trai thứ 11, người thừa kế di sản của Vua săn voi Ama Kông - đã trao tặng bộ đồ nghề săn bắt voi rừng của cha mình cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Lễ trao tặng diễn ra trang trọng tại nhà riêng của ông Khăm Phết Lào ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) với sự chứng kiến của chính quyền địa phương.

Tại buổi lễ, đại diện gia đình Ama Kông đã bàn giao bộ đồ nghề săn bắt voi gồm 20 hiện vật cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bao gồm: roi củ mây để điều khiển voi nhà, tấm đệm lưng voi để đặt bành voi làm bằng vỏ cây lộc vừng đập dập, tấm phản da trâu khô để Gru - dũng sĩ săn voi - trải ngủ trong chuyến đi bắt voi, dây da trâu dùng vào việc bắt voi rừng, cây giáo gỗ mũi sắt để luyện voi, tù và của Vua săn voi...

Ông Khăm Phết Lào (bên trái) bàn giao bộ đồ nghề săn bắt voi cho lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Ông Khăm Phết Lào bàn giao bộ đồ nghề săn bắt voi cho lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc Việt Nam


Tại buổi lễ, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam PGS.TS Võ Quang Trọng cho biết, bộ đồ nghề của Vua săn voi Ama Kông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc trưng bày, nghiên cứu, bảo tồn văn hóa, lịch sử của dân tộc M'Nông nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung.

Ông Khăm Phết Lào cho biết, đây là một trong 3 bộ đồ nghề săn voi do Ama Kông để lại, dự kiến gia đình sẽ bán đấu giá hai bộ còn lại để làm từ thiện.


G.N


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.