Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam sản xuất thành công vắc-xin ngừa tiêu chảy

20:42, 17/02/2014

Việt Nam là nước thứ 4 trên thế giới nghiên cứu và sản xuất thành công vắc-xin ngừa tiêu chảy do vi rút Rota.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc-xin ngừa tiêu chảy do vi rút Rota, từ chủng vi-rút có nguồn gốc từ người Việt Nam.

Vắc-xin có tên Rotavin-M1 này là loại vắc-xin đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất từ chủng vi rút của người Việt Nam, do vậy hoàn toàn phù hợp với người Việt Nam.

Rotavin-M1 là vắc-xin vô bào, được sản xuất trên tế bào thận khỉ. Để có nguồn khỉ sạch phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất vắc-xin, Bộ Y tế đã đầu tư, xây dựng đảo Rều (Cẩm phả - Quảng Ninh) trở thành nơi chăn nuôi và cung cấp khỉ. Đây cũng là nguồn cung cấp huyết thanh khỉ chủ yếu cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tếSau hơn 10 năm nghiên cứu, vắc-xin Rotavin-M1 đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ kiểm tra và Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm Việt Nam phê chuẩn, cho sử dụng trên thực địa lâm sàng.

Theo PGS.TS Lê Thị Luân, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế, chủ nhiệm đề tài cho biết: "Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên 30 người lớn, 1.000 trẻ em từ 6-12 tuần tuổi tại Thanh Sơn (Phú Thọ) và TP.Thái Bình. Kết quả cho thấy vắc-xin an toàn trên cả người lớn và trẻ từ 6-12 tuần tuổi; đáp ứng miễn dịch rất tốt, tương đương đương với vắc-in Rotarix của Bỉ đang được lưu hành ở nước ta”.

Qua thử nghiệm lâm sàng trên 1.000 trẻ trong 3 năm cho thấy, vắc-xin Rotavin-M1 an toàn và đáp ứng miễn dịch cho trẻ được tiêm chủng, hiệu quả tương đương sản phẩm ngoại nhập, nhưng giá thành chỉ bằng 1/3.

Thành công này một lần nữa khẳng định, Việt Nam là nước thứ 2 của châu Á và là một trong 4 nước trên thế giới tự sản xuất được vắc-xin Rota với công nghệ cập nhật quốc tế.

Theo KHPT

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.