Multimedia Đọc Báo in

Giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với các hộ dân kinh tế mới ở Ea Pil

10:22, 08/03/2014

Ngày 7- 3, tại Hội trường UBND huyện M’Drak, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải cùng các sở, ban, ngành hữu quan đã có buổi đối thoại trực tiếp với 28 hộ dân xã Ea Pil (huyện M’Drak) để giải quyết khiếu nại về chế độ, chính sách đối với các hộ di dân theo diện kinh tế mới.

dv
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải phái biểu tại buổi đối chất

Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh, năm 1996, có 50 hộ dân từ huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng (cũ) vào xã Ea Pil, huyện M’Drak, đi xây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, đến năm 2009, có 28/50 hộ dân di cư trên tại xã Ea Pil đã làm đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền tỉnh yêu cầu giải quyết đầy đủ các chế độ chính sách đối với người đi kinh tế mới mà chính quyền xã Ea Pil và huyện M’Drak thực hiện chưa đầy đủ.

đ
Toàn cảnh buổi làm việc

Cụ thể, bà con yêu cầu huyện M’Drak phải trả đủ toàn bộ quyền lợi hỗ trợ di dân kinh tế mới theo đúng quy định của Nhà nước năm 1996, như: mỗi hộ được 1 ha đất sản xuất, 240 m2 đất ở và 6 tháng gạo ăn; bồi thường thiệt hại do nhiều năm thiếu đất sản xuất; tuyên bố công khai 50 hộ dân từ Cẩm Bình vào xã Ea Pil là dân di cư có kế hoạch chứ không phải là dân di cư tự do; kỷ luật những cán bộ có liên quan đến việc thực hiện sai chính sách di dân của Đảng và Nhà nước; cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất không thu tiền đối với diện tích đất các hộ dân kinh tế mới đang sử dụng.

cvf
Bà Nguyễn Thị Hoằng, đại diện các hộ dân kinh tế mới tại xã Ea Pil nêu ý kiến chất vấn

Sau khi nghe báo cáo của Thanh tra tỉnh, ý kiến và sự đối chất của các hộ dân với các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải phân tích: Việc đưa dân các hộ dân từ huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng (cũ) vào xã Ea Pil, huyện M’Drak làm kinh tế mới là một việc làm đúng theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Giữa huyện Cẩm Bình và M’Drak đã có sự thống nhất với nhau. Năm 1996, khi các hộ dân vào Dak Lak thì huyện Cẩm Bình đã giải quyết đầy đủ các chế độ chính sách đối với những hộ đi kinh tế mới theo quy định Nhà nước như hỗ trợ di chuyển, làm nhà, đào giếng, khai hoang đất sản xuất... Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan mà bên nhận dân (huyện M’Drak) cũng có những sai sót như chi trả tiền hỗ trợ gạo ăn chưa đến tay các hộ di cư này; chưa quy hoạch chi tiết Dự án kinh tế mới ở xã Ea Pil.

sd
Đại diện UBND huyện M'Drak phát biểu ý kiến đối chất

 

v
Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT tham gia đóng góp ý kiến chất vấn

Vì vậy, đồng chí Hoàng Trọng Hải yêu cầu UBND huyện M’Drak phải chi trả ngay cho các hộ kinh tế mới 400kg gạo ăn/hộ trước đây chưa được nhận; UBND huyện M’Drak sớm thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các hộ dân để bà con ổn định cuộc sống yên tâm phát triển sản xuất. Tuy nhiên, việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dựng đất và chuyển đổi đất thổ cư thì phải thực hiện theo quy định của Luật đất đai. Tỉnh Dak Lak sẽ hỗ trợ cho các hộ 25 triệu đồng/ha đất để bù vào tiền bà con mua đất sản xuất khi Nhà nước chưa hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, huyện M’Drak phải nhanh chóng họp kiểm điểm, làm rõ những sai phạm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra những sai phạm trên. Đồng thời tổ chức cuộc họp công khai xin lỗi dân về việc chính quyền trước đây không thực hiện quy hoạch chi tiết dự án kinh tế mới xã Ea Pil và chi trả chế độ gạo ăn cho các hộ theo quy định.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.