Multimedia Đọc Báo in

Giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016 tại Sở Giáo dục và Đào tạo

10:08, 09/03/2018

Chiều ngày 8-3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Biêr Niê làm Trưởng Đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016 tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

gv
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Biêr Niê phát biểu tại buổi giám sát

Qua giám sát cho thấy, trong giai đoạn 2011-2016, Trung ương đã bố trí 87.962 triệu đồng từ nguồn vốn vay ODA cấp về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh để thực hiện Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất (64.178 triệu đồng) và Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2 (23.784 triệu đồng).

Cùng với đó, từ năm 2011-2016, Trung ương và địa phương cũng bố trí cho Sở Giáo dục và Đào tạo 30.637 triệu đồng để triển khai Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất (15.800 triệu đồng); Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2 (13.022 triệu đồng); Dự án giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 (1.815 triệu đồng).

b
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Khút Niê tham gia ý kiến thảo luận

Các nguồn vốn vay và vốn đối ứng trong giai đoạn 2011-2016 đều được Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ kịp thời, đúng tiến độ và kế hoạch để đầu tư mua sắm các trang thiết bị trường học và xây dựng 145 phòng học, 29 phòng thí nghiệm, 6 phòng thư viện, 71 phòng công vụ cho giáo viên, 149 phòng nội trú cho học sinh, 20 bếp nấu ăn… cho các trường THCS, THPT khó khăn trên địa bàn tỉnh.

v
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Đăng Khoa trả lời một số ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát

Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Y Biêr Niê đánh giá cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay nước ngoài và vốn đối ứng của Sở Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn 2011-2016, qua đó đã cơ bản đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của các trường THCS, THPT ở những vùng khó khăn của tỉnh; cải thiện đáng kể về điều kiện ăn, ở và sinh hoạt cho giáo viên và học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh người dân tộc thiểu số…

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.