Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư

15:08, 19/12/2019
Sáng 19-12, Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9-12-2003 về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân" (gọi tắt là Chỉ thị số 32).
 
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì hội nghị.
 
Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có đồng chí Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.
 
th
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì Hội nghị
 
Theo đánh giá tại hội nghị, sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều nét khởi sắc, thực chất và có hiệu quả. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được cải thiện, nâng cao, bảo đảm ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn.
 
Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhu cầu xã hội, nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đã được thực hiện đa dạng, sáng tạo đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
 
Nhờ vậy, thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật ngày càng giảm. Toàn quốc có 8.805 xã đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, chiếm tỷ lệ 79%.
 
th
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk
 
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm được tính tập trung, có trọng tâm, trọng điểm về nội dung, phù hợp với đối tượng, địa bàn, hướng mạnh về cơ sở; thường xuyên theo dõi, rà soát, đánh giá các chính sách, thể chế, quy định pháp luật, kịp thời ban hành mới, đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định không khả thi hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; nhân rộng những cách làm hay những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật...
 
Hồng Chuyên
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.