Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Đập lớn thế giới

18:42, 17/05/2010

Từ ngày 26-5-2010, Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Hội Đập lớn Thế giới, gọi tắt là Hội nghị Đập lớn thế giới (ICOLD) – sự kiện mang tầm quốc tế lớn về thủy lợi, thủy điện, tài nguyên nước, phòng tránh lũ và hạn hán, môi trường, ... sẽ được tổ chức Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức tại Đông Nam Á, do Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) đăng cai tổ chức.

Hội Đập lớn Thế giới là một tổ chức quốc tế phi chính phủ, có tính chất nghề nghiệp nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật đập sao cho các đập trên thế giới được an toàn, hiệu quả, giá thành hợp lý, không gây hại cho môi truờng. Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam được thành lập từ năm 2004, VNCOLD là thành viên có uy tín của Hội Đập lớn thế giới (được công nhận là thành viên chính thức của ICOLD năm 2005) và Tổng hội Xây dựng Việt Nam (VFCEA). ICOLD lần này được tổ chức tại Hà Nội dự kiến sẽ có khoảng 600 - 1000 đại biểu là lãnh đạo hội đập lớn của 90 nước thành viên của ICOLD, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, các nhà quản lý… trên thế giới sẽ tham dự. Hội nghị Đập lớn Thế giới sẽ diễn ra với nhiều hoạt động. Trong đó, các hoạt động trọng tâm và đáng chú ý nhất là: Hội thảo khoa học quốc tế “Đập và phát triển nguồn nước bền vững” với 17 chủ đề của 180 báo cáo khoa học, Bàn tròn “Đập và thủy điện vì sự phát triển bền vững tại Châu Phi”, Triển lãm Kỹ thuật với hơn 50 gian hàng trưng bày của các tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn, các hãng tư vấn, chế tạo, từ khắp thế giới trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị.

Sau Hội nghị, sẽ có 5 hành trình tham quan kỹ thuật tới các đập trên các miền của Việt Nam như: Hòa Bình, Sơn La, Cửa Đạt, Thảo Long, Phú Ninh, Định Bình, Hàm Thuận – Đa Mi, Trị An,…). Nội dung của Hội nghị chắc chắn sẽ hết sức hữu ích cho sự nghiệp xây dựng đập, phát triển nguồn nước ở Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới.

 

Theo cpv.org.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.