Multimedia Đọc Báo in

Thủy tùng có thể tái sinh chồi từ rễ thở

14:39, 23/12/2010

Đây là phát hiện mới của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tây Nguyên trong quá trình tiến hành khảo sát tại quần thể thủy tùng ở Ea Ral (huyện Ea H’leo) và Trấp K’sơ (huyện Krông Năng) để lập Dự án Bảo tồn loài- sinh cảnh thủy tùng tại Dak Lak.

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện khá nhiều cây thủy tùng non được sinh sản bằng hình thức tái sinh chồi trên các rễ thở bị thương của cây mẹ.  Đây là điều hiếm gặp bởi đầu các rễ thở của thủy tùng rất xốp, nên khả năng sinh sản bằng cách tái sinh chồi trên rễ gần như không xảy ra. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu để nhân giống thủy tùng bằng các phương pháp: giâm hom, ghép chồi, nuôi cấy mô… nhưng đều rất tốn kém và chưa mang lại hiệu quả khả quan. Còn khả năng thụ phấn thì đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy. Chính vì vậy phát hiện này không chỉ gây bất ngờ cho các nhà khoa học mà còn được giới bảo tồn lưu tâm bởi nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, nhân giống phục vụ bảo tồn quần thể thủy tùng tự nhiên đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.