Multimedia Đọc Báo in

Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020:

Bảo đảm tăng trưởng bền vững và dần từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức

09:00, 29/01/2011

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 175/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu hiệu quả, chất lượng, nâng cao  năng lực cạnh cạnh tranh và giá trị gia tăng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tăng trưởng bền vững và dần từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Cụ thể giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ là 7,8-8,5%/năm với quy mô khoảng 41%-42% GDP toàn bộ nền kinh tế. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 8 - 8,5% năm với quy mô khoảng 42 - 43% GDP toàn nền kinh tế.

Để đạt mục tiêu trên, định hướng chiến lược sắp tới là: tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ tiềm năng và lợi thế, các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng lớn; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế;  đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ; phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh;  hình thành các trung tâm dịch vụ, đặc biệt là các trung tâm du lịch có quy mô và sức cạnh tranh trong khu vực.

 

IMG_3710.JPG
Du lịch - ngành công nghiệp không khói đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư, phát triển (Trong ảnh: Quần thể du lịch Sea Links City tại Tp. Phan Thiết, Bình Thuận được đầu tư quy mô và hiện đại)
Phát triển các lĩnh vực dịch vụ chủ yếu đến năm 2020 bao gồm: dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ du lịch...Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông,  coi đây  là nòng cốt, tiền đề cho quá trình hội nhập quốc tế và trở thành một trong những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế để Việt Nam trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin… 

Cũng theo định hướng, phải đẩy nhanh khai thác tiềm năng, điều kiện đầu tư kết nối đồng bộ về hệ thống kết cấu hạ tầng trong chiến lược hình thành trục kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các hành lang kinh tế xuyên Á, các hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng để phát triển khu vực dịch vụ nhanh và hiệu quả.

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.