Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh

15:22, 29/03/2011

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2010 được cải thiện rõ rệt, tiến 10 bậc so với năm 2009, đứng thứ 78/183 nước và đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh.

 

Trong những thành tựu Việt Nam đạt được phải kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao - 6,78%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009. Môi trường kinh doanh được cải thiện là nhờ những nỗ lực rất lớn từ việc thực hiện một cách rộng rãi và quyết liệt Đề án 30 về " Cải cách thủ tục hành chính" của Chính phủ. Ngoài ra, việc cải thiện môi trường pháp lý với những thay đổi quan trọng liên quan đến gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là về đăng ký kinh doanh cũng đã góp phần giúp môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Con số doanh nghiệp đăng ký mới tiếp tục gia tăng minh chứng cho điều này: tính đến hết năm 2010, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập đã đạt 544.394 doanh nghiệp, vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ.

 

gd
Năm 2010, môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh minh họa
(L.H)
Theo đánh giá Đánh giá của bà Victoria Kwakwwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về mức độ cải thiện môi trường kinh doanh: Việt Nam ngày càng hội nhập hiệu quả và hấp dẫn hơn trong mắt cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế nhờ việc kiên trì mục tiêu kinh tế, áp dụng những chính sách thông thoáng, qua đó đã cải thiện môi trường kinh doanh liên tục trong những năm gần đây.

Báo cáo cũng chỉ ra những yếu tố đã tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2010 vừa qua cũng như đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2011 và các năm tiếp theo như: giảm bội chi ngân sách, đầu tư công, tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư của nhà nước; giảm lãi suất ngân hàng, tăng tính minh bạch và nhất quán của hệ thống pháp lý; tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt thành phần sở hữu và hỗ trợ ưu đãi cho đầu tư chiều sâu.

L.H (nguồn TTXVN)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.