Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Thành ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

09:36, 25/04/2011

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Thành ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

UBND TP. Buôn Ma Thuột tặng giấy khen cho 24 tập thể và 41 cá nhân đã có thành tích trong 4 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Thành ủy về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
UBND TP. Buôn Ma Thuột tặng giấy khen cho 24 tập thể và 41 cá nhân đã có thành tích trong 4 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Thành ủy về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Qua 4 năm thực hiện nghị quyết, bình quân mỗi năm TP. Buôn Ma Thuột đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tổ chức được 754 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, 419 cuộc hội thảo đầu bờ, đầu chuồng và triển khai hàng trăm mô hình trình diễn… với sự tham gia của trên 80 nghìn lượt nông dân. Các mô hình mới, mô hình làm ăn có hiệu quả, các loại cây con giống chất lượng đã được áp dụng rộng rãi tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp của thành phố đã phát triển theo hướng tích cực: giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp năm 2010 đạt trên 1.985 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2006; lực lượng lao động  trong ngành sản xuất nông nghiệp từ hơn 45% (năm 2006) đã giảm xuống còn 34% (năm 2010); thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nông dân tăng bình quân từ 10 đến 20%/ năm. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 04 vẫn còn những tồn tại hạn chế như: nhiều địa phương thiếu chủ động trong việc triển khai, giao trắng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho cán bộ khuyến nông, Hội nông dân; việc nhân rộng mô hình còn hạn chế.

 

Xuân Hậu

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.