Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn nghiệp vụ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2011

18:10, 24/05/2011

Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Dak Lak vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 cho các thành viên của ban chỉ đạo ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Đồng chí Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Dak Lak đã đến dự.

Trong thời gian 5 ngày tập huấn, từ 24-28, các học viên sẽ được nghe triển khai phương án, kế hoạch và nghiệp vụ lập bảng kê Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011;  hướng dẫn cụ thể về những nội dung quan trọng của cuộc Tổng điều tra; quy trình, cách ghi phiếu, kiểm tra phiếu, các biểu tổng hợp nhanh phiếu; quy trình nghiệm thu và bàn giao tài liệu...

 

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 sẽ được thực hiện từ ngày 1-7 năm nay trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản phục vụ việc đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; thiết lập căn cứ làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Cuộc Tổng điều tra lần này sẽ tập trung vào 3 nội dung chính: thực trạng nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; thực trạng nông thôn; cư dân nông thôn và các vấn đề liên quan như: điều kiện sống của người dân, vốn phục vụ sản xuất, đào tạo nghề…
 
Thời gian thu thập số liệu của cuộc Tổng điều tra là 30 ngày, bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 30-7-2011. Số liệu điều tra sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 12-2011 và kết quả chính thức công bố vào quý III - 2012.
 Lê Hương


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.