Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Thông tư về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp...

16:35, 26/07/2011
Ngày 26 - 7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai Thông tư số14 của Bộ NN&PTNT quy định về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất- kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông- lâm thủy sản (SXKD VTNN&NLTS).
Lãnh đạo Chi cục
Lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng NLTS trao đổi việc triển khai Thông tư 14
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố và một số doanh nghiệp SXKD VTNN&NLTS trên địa bàn tỉnh đã tham dự hội nghị
 
Tại hội nghị, đại diện Chi cục Quản lý chất lượng NLTS tỉnh đã giới thiệu những nội dung chính tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT gồm: các căn cứ kiểm tra, đánh giá; các cơ quan kiểm tra địa phương; các hình thức kiểm tra; nội dung, phương pháp kiểm tra; các hình thức phân loại; lập danh sách thống kê các cơ sở SX-KD; nguyên tắc thống kê và kiểm tra, đánh giá phân loại; trình tự, thủ tục kiểm tra; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan…Chi cục cũng giới thiệu  về Luật an toàn thực phẩm (ATTP); Chỉ thị 1159 ngày 27-4-2011 của Bộ NN&PTNT về triển khai kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng, ATTP các cơ sở SXKD VTNN&NLTS.
 
Đại biểu thảo luận tại hội nghị
Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Quản lý chất lượng VTNN&NLTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành NN&PTNT. Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung liên quan đến việc triển khai Thông tư 14 nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác này, khắc phục tình trạng SXKD VTNN & NLTS kém chất lượng, chưa bảo đảm ATTP đang gây bức xúc trong dư luận và xã hội. Trước mắt, ngành sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực này, đồng thời tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở theo quy định tại Thông tư
Hoa Hồng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.