Multimedia Đọc Báo in

Đến 2015 có 25% cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn

09:11, 02/08/2011

Theo Kế hoạch hành động áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, nhằm khuyến khích áp dụng sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm và tránh phát thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển bền vững, phấn đấu đến 2015 có 100% các cấp quản lý trên địa bàn được phổ biến và nhận thức được lợi của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, có 70% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (trong số khoảng 400 doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và gây ô nhiễm cao) được phổ biến và nhận thức được lợi của áp dụng SXSH trong công nghiệp; 50% doanh nghiệp có cán bộ kỹ thuật được tập huấn về SXSH. Đến năm 2015, có 25% cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu cụm công nghiệp, 10% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng SXSH. Đối với các doanh nghiệp áp dụng SXSH, giảm nguyên liệu đầu vào (nguyên liệu, năng lượng và nước) 5% - 8%, giảm chất thải 10% trong một số ngành như chế biến lâm sản, chế biến nông sản,  thực phẩm… Bên cạnh đó, năm 2011, tỉnh thành lập Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ SXSH trong công nghiệp trực thuộc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương), xây dựng đầu mối hỗ trợ, thực hiện và giám sát áp dụng SXSH trên địa bàn tỉnh.

N.V

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.