Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo ứng dụng Công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp

10:30, 26/08/2011

Ngày 25-8, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức Hội thảo “Công nghệ sinh học: Hướng phát triển cho tương lai”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế, trong nước và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Hội thảo đã nghe các đề tài nghiên cứu như: “ Công nghệ sinh học - Một phần của giải pháp cho biến đổi khí hậu và an ninh lương thực” của Tiến sỹ Andrew Powell (Hoa Kỳ), Tổng Giám đốc điều hành khu vực Châu Á của Công ty Asia BioBusiness; “Kỹ thuật Gene trong nông nghiệp và Y tế” của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh; “Tiềm năng ứng dụng Công nghệ sinh học tại Dak Lak” của PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Sinh học Dak Lak, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, Trường Đại học Tây Nguyên; “Công nghệ sinh học: Quy trình và Kết quả khảo nghiệm Ngô biến đổi Gene” của Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên và Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Viện Trưởng, Viện Di truyền Nông nghiệp...

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học cũng tập trung thảo luận xoay quanh các vấn đề về lợi ích của việc áp dụng công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi Gene trong giai đoạn biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính cũng như an ninh lương thực toàn cầu trong đó có Việt Nam. Các tham luận tại hội thảo cũng phân tích rõ, việc phát triển công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi Gene đã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, giảm áp lực phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp và các lợi ích khác như giảm chi phí đầu tư sản xuất, nâng cao đời sống, giảm tác động của biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính... Thông qua hội thảo, các nhà lãnh đạo, các cơ quan hoạch định chính sách không chỉ được tiếp nhận nhiều thông tin mới, có giá trị về công nghệ sinh học mà đây còn là cơ sở để đưa ra các giải pháp phát triển công nghệ sinh học áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, bảo đảm an ninh lương thực phát triển bền vững; đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông dân…

Nhân dịp này, Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cũng đã giới thiệu về hiệu quả kinh tế cao của 7 giống ngô biến đổi Gene của Việt Nam đang trồng thử nghiệm; đồng thời cho biết đang có kế hoạch triển khai gieo trồng đại trà một số giống ngô biến đổi Gene trên phạm vi toàn quốc trong năm 2012.

Việt Cường

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.