Multimedia Đọc Báo in

Khởi động dự án thí điểm phát triển đô thị sinh thái Hội An.

09:26, 19/08/2011

Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) và UBND TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) vừa khởi động dự án thí điểm phát triển đô thị sinh thái Hội An. Với những điều kiện đặc biệt của một thành phố di sản, việc xây dựng Hội An theo hướng đô thị sinh thái vừa đặt ra những thách thức, vừa kỳ vọng làm nên một hình mẫu đô thị phát triển bền vững để tiếp tục nhân rộng ở VN.

Một góc phố cổ. Ảnh L.H
Một góc phố cổ. Ảnh L.H

Theo Trưởng đại diện Tổ chức UNIDO tại VN - ông Patrick J. Gilabert: dự án thí điểm phát triển thành phố sinh thái tại Hội An là một hợp phần quan trọng của dự án “Tư vấn chính sách về quản lý môi trường: Phát triển công nghiệp xanh”, với sự hỗ trợ từ Quỹ Kế hoạch chung Liên Hợp Quốc (UN One Plan Fund) và Tổ chức UNIDO cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

Nghề làm đèn lồng ở phố cổ Hội An nỗi tiếng trong và ngoài nước
Nghề làm đèn lồng ở phố cổ Hội An, một trong những nghề truyền thống làm nên nét độc đáo cho ngành du lịch nơi đây. Ảnh L.H

Việc lựa chọn Hội An để xây dựng mô hình thí điểm phát triển đô thị sinh thái là dựa trên các điều kiện tiền đề khác biệt của thành phố này. Đó là một Hội An có khu đô thị cổ di sản văn hóa thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và là thành phố văn hóa đầu tiên và tiêu biểu của cả nước. Đây cũng là thành phố phát triển du lịch có thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, quan hệ giữa kinh tế - xã hội - môi trường cũng vì thế mà đang đứng trước nguy cơ bị mất cân bằng. 

Mô hình thí điểm này sẽ giúp giải quyết các vấn đề về môi trường và thách thức biến đổi khí hậu trong các ngành công nghiệp chủ chốt; đồng thời cân đối giữa kinh doanh và phát triển cộng đồng, tăng thu nhập và cơ hội làm việc, đặc biệt cho phụ nữ trong lĩnh vực khách sạn và nghề thủ công. Dự án cũng sẽ góp phần hình thành và phát triển chính sách công nghiệp xanh để Bộ Công Thương nhân rộng.
Nguồn

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.