Multimedia Đọc Báo in

Ban hành Chương trình về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

09:50, 19/10/2011
Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình số 08-CTr/TU ngày 7-10-2011 về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
 
Chương trình đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác điều tra địa chất, khoáng sản và lập bản đồ tỷ lệ 1:5.000 trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2020; điều tra, đánh giá về cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và phát hiện, khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản để làm rõ tiềm năng một số loại khoáng sản quý, quan trọng và chiến lược; nâng tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng trong GDP trên địa bàn tỉnh; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu khoáng sản hiện có, có trữ lượng lớn; khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn ngừa, hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường; tăng cường đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến có độ chính xác cao, đáp ứng các yêu cầu về độ sâu điều tra, đánh giá độ chính xác trong điều tra, phân tích mẫu địa chất, khoáng sản; nâng cao năng lực và xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra, thăm dò địa chất, khoáng sản có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đầu tư mở rộng đối với các mỏ khoáng sản đang hoạt động theo quy hoạch.
 
Để thực hiện tốt định hướng hoạt động khai thác khoáng sản, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, Chương trình đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; đổi mới cơ chế và chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản.
T.C
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.