Multimedia Đọc Báo in

Gia hạn dự án hỗ trợ kỹ thuật Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột

16:47, 28/12/2011

Thủ tướng Chính phủ đồng ý gia hạn thời gian thực hiện dự án "Hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột" đến ngày 31-12-2012.

Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột" do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ.

dfdss
Thu hoạch cà phê chín là một trong những yếu tố quyết định nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam. Ảnh minh họa: N.X

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Dak Lak chỉ đạo Chủ dự án phối hợp chặt chẽ với AFD để tránh những rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đúng cam kết trong thời gian gia hạn.
Được biết, dự án trên được khởi động năm 2009, mục tiêu ngắn hạn là hình thành ngay một thị trường tập trung đối với mặt hàng cà phê bằng phương thức giao dịch đấu giá khớp lệnh công khai, minh bạch cho mọi đối tượng, thành phần từ các hộ sản xuất, các đơn vị thu mua, chế biến tới các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê; đồng thời, phối hợp với các đơn vị ủy thác tổ chức các hoạt động dịch vụ liên quan như cung cấp thông tin, dịch vụ kiểm định, chế biến, tái chế, ký gửi hàng hóa, tín dụng, ủy thác giao dịch…

Mục tiêu dài hạn của dự án là đưa Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột trở thành sàn giao dịch nông sản hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam; kích thích sự phát triển kinh tế vườn gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết giữa nông – công nghiệp – dịch vụ. Từ đó, làm gia tăng giá trị trong sản phẩm cà phê, nông sản; khẳng định vị thế của cà phê, nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới…

N.X (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.