Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt Liên minh sản xuất cà phê bền vững Ea H’leo và Nedcoffee Việt Nam

09:08, 27/02/2012

Sáng 25-2, tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, đã diễn ra lễ ký kết ra mắt giữa Liên minh sản xuất cà phê bền vững Ea H’leo và Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam (Nedcoffee Việt Nam).

Các bên cùng tham gia ký kết và trao biên bản thỏa thuận

Các bên cùng tham gia ký kết và trao biên bản thỏa thuận

 
Liên minh được hình thành với 6 tổ hợp tác của nông dân sản xuất cà phê do Hợp tác xã cà phê Thủy Tiến, huyện Ea H’leo quản lý (gồm 220 hộ nông dân thuộc địa bàn các xã Ea Nam, Ea H’leo và thị trấn Ea Drăng,  trong đó có 46 hộ đồng bào Êđê (chiếm tỷ lệ 12%) và Nedcoffee Việt Nam, với tổng diện tích canh tác 528,9 ha cà phê, tổng sản lượng trên 1000 tấn/năm.
Liên minh sản xuất cà phê bền vững Ea H’leo – Nedcoffee Việt Nam có tổng vốn đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng; trong đó, 5,1 tỷ đồng là vốn tự có của nông dân, 489 triệu đồng do doanh nghiệp đóng góp và 3,7 tỷ đồng do Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) tài trợ.
Mục tiêu chính của Liên minh là tạo vùng nguyên liệu cà phê ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chế biến cà phê đạt chứng nhận Rainforest Alliance (RA), có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; giúp người nông dân từng bước phát triển kinh tế tập thể tại địa phương theo mô hình hợp tác mới… thông qua việc đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học -kỹ thuật đến người sản xuất.
 
Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lễ ký kết ra mắt Liên minh:
 
Quang cảnh buổi lễ ký kết và ra mắt Liên minh
Quang cảnh buổi lễ ra mắt liên minh
 
Các bên cùng tham gia ký vào Biên bản thỏa thuận
Các bên trong liên minh cùng tham gia ký biên bản cam kết thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh
Liên minh sản xuất cà phê bền vững Ea H’leo ra mắt
Ban lãnh đạo Liên minh sản xuất cà phê bền vững Ea H'leo
L.V
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.