Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Phát triển xã hội Liên Hợp Quốc

08:43, 04/02/2012

Việt Nam là một trong 3 đại diện cho châu Á, cùng với Nepal và Bangladesh, đảm nhiệm vai trò thành viên của Ủy ban Phát triển xã hội Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ 2012-2015.

Khóa họp hàng năm lần thứ 50 của Ủy ban Phát triển xã hội Liên Hợp Quốc với chủ đề “Xóa đói giảm nghèo” diễn ra từ ngày 1 đến 10-2-2012, tại New York.

cxv
Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New Yok

Việc Việt Nam trở thành thành viên của Ủy ban cho thấy sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xã hội thời gian qua và đối với đóng góp quốc tế của ta trên vấn đề phát triển xã hội.

Là thành viên Ủy ban, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các mục tiêu, chương trình hành động ở cấp độ toàn cầu về thúc đẩy tiến bộ xã hội, cũng như giúp tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển xã hội ở cấp quốc gia.

Ủy ban Phát triển xã hội là cơ quan trực thuộc Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC), có chức năng tư vấn cho ECOSOC và các chính phủ về chính sách xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến xã hội trong phát triển bền vững.

Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh tại Copenhagen năm 1995, Ủy ban trở thành cơ quan chính của Liên Hợp Quốc có chức năng hỗ trợ ECOSOC trong việc giám sát, kiểm điểm và đánh giá những tiến bộ và thách thức trong việc thực hiện Tuyên bố và Chương trình Hành động Copenhagen.

Ủy ban có các khóa họp hàng năm, là diễn đàn để các nước đóng góp vào việc hoạch định chính sách chung và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển xã hội.

N.X (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.