Multimedia Đọc Báo in

100% xã trong tỉnh thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

09:06, 20/03/2012

Trong gần 3 tháng đầu năm 2012, 15 huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với 152 xã (100%) đã thành lập đồng thời 2 Ban chỉ đạo và Ban quản lý; có 2.072 Ban phát triển thôn, buôn (đạt 100%). Trong đó, 102 xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về chương trình nông thôn mới và 42 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015. Hiện, các đơn vị đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, đánh giá hiện trạng theo 19 tiêu chí (trong đó, 7 huyện có văn bản công nhận kết quả rà soát của các xã), gồm 2 xã đạt 11 tiêu chí: Hòa Thuận (TP. Buôn Ma Thuột), Quảng Tiến (Cư M’gar); 3 xã đạt 10 tiêu chí: Ea Toh (Krông Năng), Ea Kly (Krông Pak), Ea Kpam (Cư M’gar); 58 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; 78 xã đạt từ 2-4 tiêu chí; 11 xã đạt 1 tiêu chí; 28 xã lập xong đề án XDNTM; 91 xã đã phê duyệt xong nhiệm vụ quy hoạch và đang chờ phê duyệt. Có 5 huyện, thành phố tổ chức lễ phát động thi đua XDNTM tại các xã điểm, một số huyện khác tổ chức cho cán bộ đi tham quan mô hình nông thôn mới ở các tỉnh bạn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo XDNTM tỉnh, tiến độ triển khai một số nội dung trọng tâm trong chương trình XDNTM còn chậm, nhất là về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới cấp xã; công tác tổ chức, chỉ đạo còn lúng túng, thiếu đồng bộ giữa các ngành, các cấp; kinh phí hoạt động trong năm 2012 chưa được bố trí …

Thời gian tới, Ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tiến độ XDNTM, đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, cũng như các mô hình hay đến đông đảo người dân; chú trọng công tác tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở; lập quy hoạch nông thôn mới phải chú ý đến quy hoạch sản xuất để bảo đảm tính bền vững.

T.N


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.