Multimedia Đọc Báo in

419 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao"

08:42, 14/03/2012

Ngày 13-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã công bố 419 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2012. Đây là kết quả chọn lọc từ danh sách 716 doanh nghiệp ở 38 ngành hàng do người tiêu dùng cả nước bình chọn trước đó.

Trong số các doanh nghiệp đạt danh hiệu, loại hình công ty cổ phần chiếm 41,8%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 31,7%, công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,8%, cơ sở sản xuất chiếm 5%, công ty tư nhân chiếm 3,3%, công ty Nhà nước chiếm 2,4%. Các ngành có số doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều nhất thuộc về ngành đồ uống không cồn, dược phẩm, nước chấm gia vị, thực phẩm khô, đồ ăn liền, may thêu, bánh kẹo...

(ảnh minh họa)

Theo kết quả khảo sát về nhận thức người tiêu dùng với nhãn hiệu và logo hàng Việt Nam chất lượng cao, mặc dù người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và tùy theo từng ngành hàng, nhưng các yếu tố đóng vai trò ảnh hưởng đến quyết định mua theo mức độ ưu tiên vẫn là nhãn hiệu hàng hóa, dễ tiếp cận sản phẩm, giá cả, thói quen tiêu dùng... Hiện tại, các kênh phân phối truyền thống vẫn có sức hút đối với người dân. 72% người tiêu dùng chọn kênh phân phối truyền thống là điểm mua sắm, còn kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm 28% và chủ yếu tập trung vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Dịp này, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã giới thiệu về dự án “Đưa hàng Việt vào chợ truyền thống” với kỳ vọng đây sẽ là một chương trình vận động tăng sức cạnh tranh cho kênh phân phối hàng Việt, góp phần phát triển bền vững mạng lưới chợ truyền thống tại các đô thị, thành phố cả nước. Dự án có nhiều chương trình thiết thực dành cho tiểu thương và người tiêu dùng với hàng Việt tại chợ truyền thống như: Ngày vàng hàng Việt, đi chợ cùng đại sứ hàng Việt, cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp, huấn luyện-kết nối tiểu thương.


Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.