Multimedia Đọc Báo in

Công nhận thị trấn Phước An (huyện Krông Pak) là đô thị loại IV

08:26, 25/10/2012

Ngày 24-10, UBND huyện Krông Pak đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Phước An là đô thị loại IV. Đại diện lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh,  Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các sở, ngành liên quan... đã đến dự.

Các đại biểu tham dự Lễ công bố Quyết định

Thị trấn Phước An được thành lập theo Quyết định số 08/HĐBT, ngày 8-4-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với tên gọi ban đầu là thị trấn Krông Pak, có diện tích tự nhiên là 1.025 ha, gồm 1.600 hộ với 8.000 khẩu. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển đến nay, thị trấn đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế- xã hội, kết cấu hạ tầng xây dựng cơ bản, giao thông thủy lợi, góp phần nâng cao mức sống người dân trên địa bàn... Hiện thị trấn có 839 ha đất nông nghiệp, sản lượng lương thực đạt 2.267 tấn, bình quân lương thực đầu người từ 70kg (năm 1989) tăng lên 130 kg (2012), giá trị tổng sản lượng năm 2011 toàn thị trấn đạt 437 tỷ đồng (tăng trên 98 lần so với năm 1989), thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 19 triệu đồng (tăng gấp 13 lần so với năm 1989). Đến hết năm 2011, toàn thị trấn có trên 81% hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 17/18 tổ dân phố đạt Tổ dân phố văn hóa cấp tỉnh, huyện; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 6,82%...

Trao Quyết định công nhận thị trấn Phước An là đô thị loại IV

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ông Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Quyết định công nhận thị trấn Phước An là đô thị loại IV;  Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh cũng đã trao Bằng công nhận thị trấn Phước An là đơn vị văn hóa cấp tỉnh.

Trao Bằng Công nhận đơn vị Văn hóa cấp tỉnh cho thị trấn Phước An


Đ. L


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.