Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị

14:50, 12/10/2012

Sáng 12-10, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức Hội thảo phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường với chuyên đề Giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị. Đại diện các ban, ngành hữu quan và 21 xã, phường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã đến dự.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Hiện nay, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính trên 21.500 tấn/ngày, con số này sẽ tăng lên khoảng 37.000 tấn/ngày vào năm 2015 và 59.000 tấn/ngày vào năm 2020. Riêng địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, lượng rác sinh hoạt thải ra bình quân khoảng 0,5 đến 0,7kg/người/ngày; tỷ lệ thu gom đạt trên 65.000 tấn/năm (tăng hơn 20.000 tấn so với năm 2006) và tỷ lệ rác được tái chế ước khoảng 5% (1% ở điểm thu gom và 4% ở bãi chôn lấp)...

Bảo vệ môi trường bắt đầu từ ý thức của mỗi người. (Trong ảnh: Phụ nữ Tp. Buôn Ma Thuột làm vệ sinh môi trường đường phố hưởng ứng chiến dịch truyền thông ra quân làm sạch môi trường năm 2011).

Tại Hội thảo các đại biểu đã được phổ biến các chính sách và pháp luật, giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, đạo đức môi trường cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; giải pháp giáo dục cho học sinh từ trong nhà trường; thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại TP. Buôn Ma Thuột. Theo đó, nhiều đề xuất giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt đô thị đã được đưa ra thảo luận như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức về rác thải và bảo vệ môi trường; đào tạo, nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn; cải tiến, hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn tại địa phương; nhân rộng mô hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã, phường; thử nghiệm các công nghệ xử lý rác quy mô nhỏ...


 Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.