Multimedia Đọc Báo in

Cả nước đã hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động nông thôn

16:35, 03/04/2013

Trong 3 năm ( 2010-2012) các địa phương đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.086.979 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đạt 77,6% kế hoạch và bằng 16,6% kế hoạch của 11 năm thực hiện Đề án; đào tạo, bồi dưỡng 177.069 lượt cán bộ, công chức xã.

Đó là nội dung chính được báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo, để đánh giá hoạt động của Ban và các thành viên trong 3 năm (2010-2012).

1
Học viên xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn) nhận Chứng chỉ và bộ dụng cụ hành nghề sửa chữa máy nông nghiệp do Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm (Hội Nông dân tỉnh) cấp.

Đến nay đã có 653/663 đơn vị hành chính cấp huyện có lao động nông thôn đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án (chiếm 98,5%); 9.673 xã/10.366 xã có lao động nông thôn đã thành lập Ban chỉ đạo hoặc Tổ công tác thực hiện Đề án cấp xã, đạt 93,3%.

Tổng số kinh phí đã sử dụng: 4.461 tỷ đồng, bằng 17,2% tổng kinh phí thực hiện Đề án trong giai đoạn 2010-2020.

Các thành viên Ban chỉ đạo đã tập trung thảo luận về cách lựa chọn, tư vấn nghề nghiệp cho lao động ở khu vực nông thôn, làm nghề phi nông nghiệp, nghề truyền thống và hiệu quả đối với việc đào tạo đối tượng lao động, thống nhất không mở rộng đối tượng đào tạo nghề.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận xét, nhiều địa phương đã xuất hiện biểu hiện lơ là trong chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thiếu sự quan tâm đúng mức và xây dựng báo cáo chưa sát thực tế.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương trên cả nước hoàn thiện báo cáo trước ngày 15-5 với tinh thần khẩn trương và nghiêm túc nhất để thông báo tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và phát hành sổ tay hỏi đáp về Đề án cũng như giới thiệu một số mô hình tốt về Đề án trên cả nước.

N.X (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.