Multimedia Đọc Báo in

Gặp mặt thân mật sinh viên Lào đang học tập tại Trường Đại học Tây Nguyên nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay 2013

15:24, 13/04/2013

Sáng 13-4, Hội hữu nghị Việt Nam – Lào phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức gặp mặt thân mật và chúc mừng các sinh viên Lào đang học tại Trường Đại học Tây Nguyên nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của các bộ tộc Lào.

.a
Quang cảnh buổi gặp mặt

Tết cổ truyền Bunpimay (Hội té nước) diễn ra từ ngày 13 đến 16-4 hằng năm với nhiều hoạt động như: té nước, xây tháp cát, phóng sinh, hái hoa tươi, ăn món Lạp... với mong muốn cầu may, cầu sự bình yên, hạnh phúc cho cả năm.

a
Đại diện lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh tặng hoa chúc mừng các sinh viên Lào

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Hội hữu nghị Việt Nam-Lào tỉnh Dak Lak chúc mừng các sinh viên Lào sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Đồng thời, ôn lại truyền thống, tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào ngày càng đoàn kết, củng cố thông qua sự hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có sự nghiệp giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực.

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm đặc biệt của Hội hữu nghị Việt Nam-Lào tỉnh Dak Lak và Trường Đại học Tây Nguyên, các sinh viên Lào hứa sẽ cố gắng học tập để vận dụng, phát huy những kiến thức được học để trở về cống hiến cho quê hương, đất nước. Trong không khí thân tình, các sinh viên Lào đang học tập tại Trường Đại học Tây Nguyên đã  tổ chức đón năm mới theo phong tục của dân tộc và buộc chỉ cổ tay, chúc những điều tốt lành đến với mọi người.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:

a
Sinh viên Lào thực hiện nghi thức cúng Tết cổ truyền của dân tộc
a
Sinh viên Lào buộc chỉ cổ tay chúc bạn...

 

a
... và các đại biểu gặp nhiều may mắn trong cả năm
a
Điệu múa giao lưu với các đại biểu trong buổi gặp mặt



Thúy Hồng
    
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.