Multimedia Đọc Báo in

Ba kỷ lục gia Việt Nam lọt vào tốp 30 kỷ lục gia châu Á

16:11, 21/05/2013

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết, Việt Nam có ba kỷ lục gia vừa được Tổ chức Kỷ lục châu Á xét duyệt vào tốp 30 các kỷ lục gia châu Á năm 2013.

1
Họa sĩ Đặng Ái Việt bên Mẹ Việt Nam Anh hùng và tác phẩm của bà. (Nguồn: Vietnam+)

Đó là nghệ sĩ ưu tú - đạo diễn Nguyễn Văn Lượng, họa sĩ Trương Hán Minh và họa sĩ Đặng Ái Việt. Các kỷ lục gia này chính thức trở thành kỷ lục gia châu Á lúc 9 giờ, ngày 18-5-2013.

Nghệ sĩ ưu tú-đạo diễn Nguyễn Văn Lượng đã thực hiện 221 phim về đề tài đất nước - con người miền biển đảo Việt Nam từ năm 1998 đến nay, trong đó có các thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim phóng sự. Ông được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Đạo diễn có số lượng phim về đề tài đất nước-con người miền biển đảo nhiều nhất châu Á”.

Họa sĩ Trương Hán Minh là kỷ lục gia Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam. Ông trở thành kỷ lục gia năm 2010 với “Bức tranh thủy mặc về hoa dài nhất”, chủ đề “Phú Quý Trường Xuân”. Bức tranh sau đó được bán đấu giá với số tiền gần 2 tỷ đồng để giúp trẻ em nghèo khuyết tật trên cả nước.

Từ năm 1977 đến năm 2013, ước tính khoảng 200 bức tranh thủy mặc đặc biệt do chính ông vẽ đã được tổ chức bán đấu giá để làm từ thiện. Ông trở thành kỷ lục gia châu Á với kỷ lục: “Họa sĩ vẽ tranh thủy mặc có số lượng tranh được bán đấu giá để làm từ thiện nhiều nhất”.

Họa sĩ Đặng Ái Việt, kỷ lục gia Việt Nam từ năm 2010 với hai kỷ lục Việt Nam: “Nữ họa sĩ vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều nhất” và kỷ lục “Người phụ nữ đầu tiên sử dụng xe Chaly đi khắp 63 tỉnh thành để ký họa chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng”. Bà được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục châu Á “Người vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều nhất”.

Dự kiến, bằng xác lập Kỷ lục châu Á sẽ được trao vào cuối tháng 5-2013, trong chuyến thăm và làm việc tại 3 nước Đông Dương của Tổng giám đốc Kỷ lục châu Á.

N.X (nguồn TTXVN)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.