Multimedia Đọc Báo in

Kinh phí nhỏ giọt khiến Đề án bảo tồn cồng chiêng gặp khó khăn

19:00, 19/06/2013

Sở VH-TT-DL cho biết, Đề án bảo tồn, phát huy Không gian Văn hóa cồng chiêng Dak Lak giai đoạn 2012-2015 được HĐND tỉnh thông qua với kinh phí thực hiện gần 49 tỷ đồng.

Số kinh phí này được phân kỳ theo kế hoạch năm 2012 là 955 triệu đồng, năm 2013 gần 16,5 tỷ đồng và hai năm 2014-2015 là 31,5 tỷ đồng. Tuy nhiên cho đến nay, nguồn kinh phí trên mới chỉ được cấp 400 triệu đồng, khiến cho nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy Không gian Văn hóa cồng chiêng chưa được triển khai.

Cồng chiêng...
Cồng chiêng luôn có mặt trong nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật của Dak Lak

 

Không gian...
Bảo tồn không gian diễn xướng cồng chiêng là vấn đề cấp bách

Trong khi đó, qua giám sát và đánh giá của Ban Văn hóa-Xã hội (HĐND tỉnh) về việc thực hiện đề án trên cho thấy: không gian văn hóa cồng chiêng ngày càng bị thu hẹp do tác động của đời sống hiện đại và sự thay đổi một số tín ngưỡng trong cộng đồng các dân tộc bản địa ở Dak Lak. Theo đó, hoạt động diễn tấu cồng chiêng không còn được sử dụng rộng rãi, nhiều buôn làng không còn cồng chiêng, hoặc không giữ được các dàn chiêng đầy đủ và nguyên vẹn.
                                                                                                                                                                             

          Đ.Đ  
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.