Multimedia Đọc Báo in

Đoàn Giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm việc tại huyện Krông Ana:

Đào tạo nghề gắn liền với cơ cấu kinh tế và thế mạnh của địa phương

09:31, 09/08/2013

Tại buổi làm việc với huyện Krông Ana sáng 8-8 về giám sát kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) từ năm 2010 đến tháng 6-2013, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội (HĐDTQH) Giàng A Chu nhấn mạnh: "Huyện cần xác định cơ cấu kinh tế và thế mạnh của địa phương làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề; liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn".

1
Đoàn Giám sát của HĐDTQH làm việc tại huyện Krông Ana...

Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ĐBDTTS, từ năm 2010 đến tháng 6-2013, huyện Krông Ana đã tổ chức 28 lớp đào tạo nghề cho 924 người, trong đó có 540 lao động DTTS; phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức 15 lớp, đào tạo nghề cho 512 học viên. Các nghề được đào tạo gồm: may dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, tin học ứng dụng, chăn nuôi thú y, trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp, dệt thổ cẩm. Huyện còn quan tâm triển khai thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số, trung bình mỗi năm xây dựng được 10-30 mô hình, mỗi mô hình tạo việc làm cho 2-6 lao động sau đào tạo, thu nhập bình quân từ 2-5 triệu đồng/người/tháng, trên 30% mô hình được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhiều mô hình nghề đã và đang được nhân rộng, hiệu quả ở các xã nhất là nghề trồng nấm, chăn nuôi thú y, xây dựng dân dụng…

Về thực hiện chính sách đối với người học nghề, ngoài nguồn kinh phí được phân bổ, từ năm 2010 đến nay, UBND huyện trích kinh phí từ 40-70 triệu đồng/năm để hỗ trợ tiền ăn trưa cho các đối tượng là hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Nhờ vậy, các lao động sau đào tạo đã tự tạo việc làm mới, tiếp tục làm nghề cũ nhưng nâng cao năng suất, chất lượng lao động hoặc được doanh nghiệp tuyển dụng đạt tỷ lệ 72,2%.

Tại buổi làm việc, huyện Krông Ana đã nêu lên một số kiến nghị với Đoàn Giám sát nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo nghề trên địa bàn… Đồng thời, giải trình và làm rõ thêm các vấn đề được Đoàn quan tâm như: việc phân bổ và giao chỉ tiêu đào tạo nghề hằng năm, các hình thức xã hội hóa dạy nghề, sự phối hợp giữa trung tâm học tập cộng đồng và Trung tâm Dạy nghề trong công tác đào tạo nghề, việc định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau học nghề, chương trình, thời gian đào tạo…

1
Đoàn thăm hỏi tình hình học nghề của học viên lớp may dân dụng

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐDTQH Giàng A Chu ghi nhận những kết quả đạt được và những kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 1956 tại huyện Krông Ana, đồng thời đề nghị, để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm theo mục tiêu của Đề án, huyện cần nhân rộng những mô hình hiệu quả, rà soát những hạn chế, bất cập để điều chỉnh cho phù hợp; xác định cơ cấu kinh tế và thế mạnh của huyện làm căn cứ để đào tạo nghề; tư vấn, khảo sát kỹ nhu cầu học nghề nhất là lao động ĐBDTTS; liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.