Multimedia Đọc Báo in

Vỡ kênh dẫn nước thủy điện Sêrêpốk 4A, nhiều diện tích hoa màu của dân bị ngập

11:09, 30/09/2013
Khoảng 15g30 ngày 29-9, kênh dẫn dòng thủy điện Sêrêpốk 4A (thuộc Công ty Cổ phần thủy điện Buôn Đôn) đã bất ngờ vỡ 2 bên, làm ngập nhiều diện tích lúa, hoa màu của người dân tại đây.
Đoạn kênh bị vỡ
Hiện trường một đoạn kênh bị vỡ
Nước từ lòng đoạn kênh vỡ tràn xuống gây ngập một số diện tích lúa, hoa màu của người dân thôn 1, buôn N’Drếch A và buôn Giang Pông (thuộc xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn). Đến chiều tối cùng ngày, đơn vị thi công đã huy động công nhân, máy ủi, máy múc cùng nhiều xe tải chở đất khẩn trương đắp 2 đoạn kênh bị vỡ.
Nước tràn qua đoạn kênh vỡ gây ngập hoa màu của người dân
Nước tràn qua đoạn kênh vỡ...
Nước gây ngập hoa màu...
Khiến nhiều diện tích hoa màu ngập chìm trong nước...
... và gây ngập nhà dân
...Nhà dân cũng bị úng ngập
Một người dân có nhà gần con kênh kể lại: “Tối 28-9, thấy mực nước cao bất thường, thân kênh có rò rỉ, vợ chồng tôi đã gọi điện báo cho đơn vị thi công. Đến khoảng 10 giờ sáng ngày hôm sau ( 29-9), 2 vợ chồng tôi ra thăm rẫy sát bờ kênh, thấy vết rò rỉ đã lớn hơn nên tiếp tục gọi điện phản ánh với đơn vị thi công, và khoảng 15 giờ 30 thì 2 bên thân kênh bất ngờ bị nước xô vỡ,  nước ào ào đổ xuống ruộng, rẫy”. Cũng theo người dân này:  vụ vỡ kênh dẫn dòng đã khiến 8 sào bắp đang trổ cờ, 6 sào lúa đang kỳ ngậm sữa và 4 sào đậu mới gieo của nhà anh bị ngập, hư hại. 
Đơn vị thi công tích cực khắc phục sự cố chiều 29-9
Đơn vị thi công khắc phục sự cố.
Ông Dương Văn Xanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết: vụ vỡ kênh là do nước lũ đột ngột đổ về từ phía sông Sêrêpốk, đơn vị thi công không kịp kéo phay chèn cống dẫn nước lên để xả lũ. Hiện chủ đầu tư, cơ quan chức năng huyện Buôn Đôn đang tiếp tục khắc phục sự cố và thống kê diện tích hoa màu bị thiệt hại để có phương án hỗ trợ cho người dân.
 
L.V
 
 
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.