Multimedia Đọc Báo in

43 chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương

14:28, 18/11/2013

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020. Theo đó, có 43 chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương, trong đó có 28 chỉ tiêu chung  và 15 chỉ tiêu đặc thù vùng.

Trong 28 chỉ tiêu chung, có 1 chỉ tiêu tổng hợp, 7 chỉ tiêu lĩnh vực kinh tế, 11 chỉ tiêu lĩnh vực xã hội, 9 chỉ tiêu lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cụ thể, chỉ số phát triển con người thuộc chỉ tiêu tổng hợp.

Lĩnh vực kinh tế có các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR); năng suất lao động; tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn; diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì (theo Nghị quyết của Chính phủ).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng trong lĩnh vực kinh tế, khuyến khích sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung; mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị tổng sản phẩm trên địa bàn.

Tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo; tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới; số người chết do tai nạn giao thông... là những chỉ tiêu thuộc lĩnh vực xã hội.

Trong15 chỉ tiêu đặc thù vùng, vùng trung du, miền núi có chỉ tiêu số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá; nông thôn có chỉ tiêu về giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản,  tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh,  tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom và xử lý.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung, phương pháp tính của từng chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020 để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020, gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Theo Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.