Multimedia Đọc Báo in

Khánh thành, bàn giao công trình đầu mối dự án hồ chứa nước Krông Buk hạ

14:07, 17/05/2014

Sáng 16-5, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 (Bộ NN-PTNT) tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình đầu mối Dự án hồ chứa nước Krông Buk hạ. Tham dự có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải, đại diện các bộ, ngành liên quan, lãnh đạo UBND huyện Krông Pak và các công ty xây dựng tham gia trong dự án.

ảnh ảnh

Các đại biểu kéo băng khánh thành công trình đầu mối Dự án hồ chứa nước Krông Buk hạ

 

Công trình thủy lợi hồ Krông Buk hạ nằm trên địa bàn xã Ea Phê, huyện Krông Pak, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2005 với tổng số vốn đầu tư trên 2.081 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu của Chính phủ, do Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 làm chủ đầu tư. Đây là công trình thủy lợi trọng điểm thuộc nhóm A2 quốc gia, lớn nhất tỉnh Dak Lak và lớn thứ 2 ở Tây Nguyên.

Tràn xả lũ của hồ chứa nước Krông Buk hạ
Tràn xả lũ của hồ chứa nước Krông Buk hạ

Theo thiết kế, hồ có dung tích chứa 116 triệu m3 nước, năng lực tưới tiêu 11.400 ha diện tích cây trồng các loại, cung cấp nước sinh hoạt cho 72.000 hộ dân, đồng thời có tác dụng phòng chống lũ lụt hằng năm ở khu vực hạ lưu, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và cải tạo cảnh quan môi trường…cho huyện Krông Pak và một phần huyện Ea Kar. Cụm công trình đầu mối hồ Krông Buk hạ được hoàn thành gồm các hạng mục chính: thân đập dài 2.050 m, tràn xả lũ chính, tràn xả lũ số 2, cống lấy nước và khu quản lý công trình.

11 tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak
11 tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak


Cũng trong dịp này, 12 tập thể và 12 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak.

 

Minh Thuận
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.