Multimedia Đọc Báo in

Vấn đề dân di cư ngoài kế hoạch - cần có giải pháp tận gốc

11:10, 14/08/2014

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Dak Lak, chiều13-8, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên về tình hình thực hiện các chính sách xã hội, thực trạng dân di cư ngoài kế hoạch ở khu vực Tây Nguyên.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, qua các giai đoạn có 188.763 hộ dân di cư ngoài kế hoạch đến Tây Nguyên, trong đó có 166.280 hộ được bố trí theo quy hoạch, được giao đất sản xuất, còn lại 23.566 hộ, chủ yếu đang sinh sống ở vùng bìa rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... cần sắp xếp vào vùng quy hoạch.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Từ năm 2006 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng 37 dự án bố trí, sắp xếp gần 14.000 hộ dân di cư ngoài kế hoạch với tổng vốn là 1.930 tỷ đồng; thực hiện 37 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho gần 15.000 hộ với tổng vốn 506 tỷ đồng. các hộ dân nằm trong vùng dự án được cấp đất ở từ 400 đến 800m2/hộ, đất sản xuất từ 1ha đến 1,2ha/hộ. Hiện nay, số hộ dân du di cư ngoài kế hoạch còn lớn, trong khi nguồn vốn bố trí cho công tác ổn định dân di cư ngoài kế hoạch còn hạn chế nên kết quả chưa cao.Theo đồng chí Trần Việt Hùng, đồng bào di cư vào Tây Nguyên chủ yếu là vì mục đích kinh tế, vì thế giải quyết vấn đề này phải từ việc phát triển kinh tế, tức là phải có chính sách ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi bà con có cuộc sống ổn định thì sẽ không còn nhu cầu di cư vào Tây Nguyên...

Về thực hiện các chính sách xã hội, từ năm 2010 đến năm 2013, các tỉnh Tây Nguyên được đánh giá là vùng có nhiều nỗ lực, tạo được bước đột phá trong công tác giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo còn 13,64%, trung bình mỗi năm giảm 3,2%. Trong 3 năm có 137.625 lượt hộ nghèo được vay vốn xoá đói giảm nghèo với tổng số vốn 19.437 tỷ đồng.

Một khu dân di cư ngoài kế hoạch tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp
Một khu dân di cư ngoài kế hoạch tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng: việc thực hiện các chính sách xã hội và ổn định tình hình di dân ngoài kế hoạch là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt,  nhưng do nguồn lực có hạn nên việc đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy, các tỉnh Tây Nguyên cần tiếp tục tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về dân cư trên địa bàn; thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng; công tác dân tộc, công tác tôn giáo, tăng cường xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng dân di cư, từ đó giúp bà con ổn định cuộc sống, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương...


Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.