Multimedia Đọc Báo in

Australia mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào Dak Lak

19:53, 18/11/2014

Chiều 18-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hiếu đã có buổi tiếp và chào xã giao Tổng Lãnh sự Australia tại TP. Hồ Chí Minh John McAnulty trong chuyến đến thăm Dak Lak.

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hiếu đã thông báo sơ lược đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh với đoàn Tổng Lãnh sự. Theo đó, kinh tế Dak Lak chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với tiềm năng lớn chưa được khai thác một cách triệt để. Bên cạnh các loại cây trông chủ lực như cà phê, cao su, ca cao..., khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hiếu mong muốn thông qua Tổng Lãnh sự, các nhà đầu tư, các tổ chức phi chính phủ của Australia sẽ hợp tác với Dak Lak để phát huy hơn nữa những thế mạnh, tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân địa phương.

Phó chủ tịch Trần Hiếu (phải) và Tổng Lãnh sự Australia John McAnulty trong buổi tiếp
Phó chủ tịch Trần Hiếu và Tổng Lãnh sự Australia John McAnulty trong buổi tiếp

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Lãnh sự John McAnulty một lần nữa khẳng định mối quan hệ lâu dài, bền chặt giữa chính phủ và nhân dân hai nước, với lịch sử hơn 40 năm. Riêng trong lĩnh vực thương mại, các doanh nghiệp Australia hiện đang đầu tư mạnh vào Việt Nam, nhưng hiện chưa có dự án nào được triển khai tại Dak Lak. Do vậy, thông qua nắm bắt thông tin trong buổi làm việc, thời gian tới, Lãnh sự quán sẽ có những tác động, giới thiệu về cơ hội, tiềm năng của tỉnh để các doanh nghiệp Australia đầu tư, nhất là đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, ngài John McAnulty cũng đã hứa sẽ giới thiệu các tổ chức phi chính phủ của Australia đầu tư vào Dak Lak các dự án phát triển y tế, giáo dục... nhằm góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe của người dân trong tỉnh.


Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.