Multimedia Đọc Báo in

Lễ tưởng niệm các chiến sĩ Nam tiến hy sinh và đồng bào làng Lạc Giao tử nạn năm 1945

17:34, 18/12/2014

Sáng 18-12, tại Đình Lạc Giao (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung tâm Quản lý di tích Dak Lak đã tổ chức Lễ tưởng niệm các chiến sĩ Nam tiến hy sinh và đồng bào tử nạn năm 1945 tại thị xã Buôn Ma Thuột (nay là TP. Buôn Ma Thuột).

Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND phường Thống Nhất (TP. Buôn Ma Thuột) cùng đại diện một số trường học và đông đảo nhân dân trên địa bàn thành phố.

C
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và…

Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu và người dân đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ,  đồng bào thị xã Buôn Ma Thuột đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Theo các tài liệu lịch sử, sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945), trên khắp cả nước đã diễn ra sôi nổi phong trào “Nam tiến” chi viện cho miền Nam theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chi đội Vi Dân được nhận nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng vũ trang và nhân dân Dak Lak. Khoảng trưa ngày 1-12-1945 (tức ngày 27-10 năm Ất Dậu), khi Chi đội vừa đặt chân đến Buôn Ma Thuột thì đội quân của thực dân Pháp bất ngờ tập kích. Bằng mọi phương tiện, vũ khí trong tay, quân và dân ta đã ngoan cường chặn địch. Trong trận chiến không cân sức, hơn 100 chiến sĩ Nam tiến của Chi đội Vi Dân đã hy sinh tại đồn Bảo An ninh (nay là  khu vực Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi, số 5- đường Lê Duẩn), trong đợt này đã có rất nhiều đồng bào làng Lạc Giao cũng tử nạn.

...
... người dân TP. Buôn Ma Thuột dâng hương tưởng nhớ các chiến sĩ Nam tiến và đồng bào tử nạn năm 1945.

Từ đó đến nay, cứ vào ngày 27-10 âm lịch hằng năm, Ban trị sự, các bô lão và đồng bào làng Lạc Giao xưa (nay là người dân TP. Buôn Ma Thuột) đều xúc động tổ chức lễ cầu siêu, rước linh, tưởng niệm, giỗ các chiến sĩ Nam tiến và đồng bào tử nạn. Đây là một sinh hoạt văn hóa tâm linh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đã trở thành phong tục tập quán của người dân trên địa bàn và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.