Multimedia Đọc Báo in

Hội làm vườn Dak Lak tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 – 2020

21:42, 09/05/2015

Ngày 8-5, Hội làm vườn Dak Lak tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 – 2020 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ IV và đề ra phương hướng cho nhiệm kỳ tới. Tham dự có ông Bùi Sỹ Tiếu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội làm vườn Việt Nam và đại diện các sở, ngành liên quan.

ảnh ảnh
Quang cảnh đại hội

Trong nhiệm kỳ qua, tổ chức hội không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, toàn tỉnh có 2 huyện hội và thành hội Buôn Ma Thuột; 26 cơ sở; 108 chi hội, với 1.285 hội viên. Hội đã đẩy mạnh phong trào kinh tế VAC, khai thác tiềm năng kỹ thuật, vốn, đất đai, đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp để phá thế độc canh trong nông nghiệp, thu hút được nhiều lao động tham gia. Trong 5 năm, Hội đã tổ chức 155 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi cho 6.300 lượt người; 46 cuộc hội thảo về rau an toàn, ngô lai, trồng cỏ nuôi bò, lúa lai, ghép chồi cà phê nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, dịch hại cho cây trồng, vật nuôi cho hội viên và nông dân. Hội làm vườn các cấp cũng đã xây dựng nhiều mô hình đem lại hiệu quả thiết thực, cụ thể: Tỉnh hội xây dựng được 7 mô hình bò cái sinh sản luân chuyển; huyện Ea Súp được 6 mô hình; TP. Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn cũng xây dựng được rất nhiều mô hình về chăn nuôi, trồng trọt, tưới nước tiết kiệm…

ảnh
Ban chấp hành nhiệm kỳ V ra mắt tại đại hội

Đại hội cũng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ V, đó là tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức Hội làm vườn các cấp, đẩy mạnh phát triển hội viên mới, thành lập thêm chi hội cơ sở; chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm VAC giỏi, tổ chức tham quan mô hình; đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC theo hướng Vietgap…

Đại hội cũng đã bầu ra BCH nhiệm kỳ mới, gồm 15 thành viên, do bà Trương Thị Xê giữ chức Chủ tịch, nhiệm kỳ 2015-2020. 

Thuận Nguyễn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.