Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

17:03, 28/10/2015

Để chủ động quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm có hiệu quả, Cục An toàn thực phẩm vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở y tế các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố; tập trung quản lý điều kiện ATTP của các cơ sở, đặc biệt kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu, sử dụng phụ gia thực phẩm, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện bảo quản thức ăn, vệ sinh cá nhân của người trực tiếp chế biến thức ăn và việc lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Đồng thời, phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định ATTP theo quy định của pháp luật, công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng; kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện ATTP, cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận) hoạt động cung cấp suất ăn sẵn, bữa ăn cho người lao động, cho học sinh và người tiêu dùng.

Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP kiểm tra quy trình chế biến thức ăn tại một khách sạn trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột trong Tháng hành động vì ATTP năm 2015.
Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP kiểm tra quy trình chế biến thức ăn tại một khách sạn trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột trong Tháng hành động vì ATTP năm 2015.

Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị sở y tế các địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về kiến thức ATTP, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao trách nhiệm của người chế biến, kinh doanh, chủ doanh nghiệp, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn và tiêu dùng thực phẩm; nâng cao vai trò, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm của Ban chỉ đạo liên ngành, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất và cơ quan quản lý các tuyến trên địa bàn; xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân buông lỏng trách nhiệm trong quản lý, thanh tra, kiểm tra và triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP.

Tại Đắk Lắk, thời gian qua, tỉnh đã kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP các cấp, bảo đảm công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chất lượng VSATTP trên địa bàn; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ATTP từ tỉnh đến huyện, xã. Đồng thời, triển khai thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP, trong đó tập trung vào các đợt Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Tháng hành động vì chất lượng ATTP; theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố không bảo đảm VSATTP. 

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.