Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo về hoạt động hỗ trợ và chăm sóc nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam/dioxin

16:39, 28/11/2015

Ngày 27-11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hàn Quốc phối hợp với Hội nạn nhân da cam/dioxin tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo về hoạt động hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Quang cảnh buổi Hội thảo.

Tại hội thảo, ông Han Ky Chơn - đại diện Hội nạn nhân da cam/dioxin Hàn Quốc đã chia sẻ đề tài nghiên cứu về mức độ nghiêm trọng của chất độc da cam/dioxin và chương trình cải thiện, giảm thiểu tác hại của chất độc màu da cam cho nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp. Hội đã giới thiệu 45 loại thảo dược có khả năng sử dụng để cải thiện giảm thiểu tác hại của chất độc da cam, cách trồng và hiệu quả của chúng, như: cây cỏ mực, hà thủ ô, rễ cây họ mã đề, xơ mướp, cây đỗ quyên, cây rau sam, cây sâm đất, cây diếp cá, ngải cứu, cam thảo…

Các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều khẳng định: Đắk Lắk là địa phương có điều khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển cây dược liệu, đặc biệt ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp… Vì vậy, các ngành chức năng của tỉnh cần sớm quy hoạch quỹ đất để trồng và phát triển nhằm phục vụ cho hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, cải thiện sức khỏe cho các nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Hướng dẫn một số biện pháp hỗ trợ, chăm sóc cho các nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Theo Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Đắk Lắk, hiện nay toàn tỉnh có 5.315 người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó có 4.406 nạn nhân bị nhiễm trực tiếp, 909 người bị nhiễm gián tiếp. Riêng TP. Buôn Ma Thuột có 536 đối tượng bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, nhiều hộ gia đình có từ 2-3 nạn nhân bị phơi nhiễm... Trong những năm qua, các ngành chức năng của tỉnh cũng đã tổ chức nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, chăm sóc, cải thiện sức khỏe cho các đối tượng phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin như: sửa chữa, xây nhà ở, trao xe lăn, sổ tiết kiệm, hỗ trợ vốn sản xuất, đặc biệt là dự án phục hồi chức năng cho các nạn nhân này...

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.