Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn về cao nguyên bazan Đắk Lắk

17:53, 03/03/2016

Ngày 3-3 tại TP. Buôn Ma Thuột, Sở NN-PTNT phối hợp với Văn phòng đại diện E.D.E Consulting tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn về cao nguyên bazan Đắk Lắk. Đề tài do nhóm chuyên gia của Đại học Neuchatel Thụy Sỹ thực hiện, nằm trong khuôn khổ Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê Việt Nam” được tài trợ bởi tổ chức Nestle và cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ.

Quang cảnh hội thảo

Đề tài trên được thực hiện từ tháng 8-2014, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích mực nước ngầm, các quy trình chi phối biên độ dao động mực nước gây ra tình trạng cạn giếng… Kết quả cho thấy, hệ thống dòng chảy ở Đắk Lắk bị chi phối bởi địa hình trong tầng chứa nước nông, nước tưới dư thừa bị tạm thời giữ lại trong cột đất không bão hòa. Mực nước ngầm dao động từ 300 -700 m so với mực nước biển và có kiểu dòng chảy phân bố theo không gian giống hình vòm. Với phương thức tưới hiện tại, lượng nước ngầm bị rút đi bằng 50-100% lượng nước được bổ sung hằng năm, từ đó, dẫn đến tình trạng khan hiếm nước, nhất là trong mùa khô hình thành nên các điểm nóng về tình trạng thiếu nước tại địa phương… Từ đó, Hội thảo đã cung cấp thông tin làm thế nào để sản xuất cà phê bền vững, trong đó, cần thiết phải bảo đảm nguồn nước tưới hợp lý, công bằng cho tất cả các đối tượng sử dụng, tiết kiệm nước thông qua biện pháp quản lý nước tưới, bảo vệ môi trường nước, đất…

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk là trung tâm sản xuất cà phê Robusta lớn nhất Việt Nam, đây là loại cây trồng chủ lực, với diện tích 200.000 ha, sản lượng hằng năm đạt trên 450.000 tấn, xuất khẩu sang 60 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sản xuất cà phê ở đây đang đối mặt với tình trạng già cỗi, năng suất thấp và sự suy giảm nghiêm trọng của nguồn nước.


Đỗ Lan
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.