Multimedia Đọc Báo in

Ưu tiên tập trung đầu tư cho vùng dân tộc, miền núi

20:43, 01/04/2016

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc, chính sách dân tộc nhiệm kỳ 2011-2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Trong 5 năm qua, ngân sách nhà nước đã bố trí đầu tư 135.800 tỉ đồng để thực hiện các chính sách ở vùng dân tộc và miền núi. Việc xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực được công khai minh bạch và phân cấp cho địa phương tổ chức thực hiện; đã chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình sang hỗ trợ cho cộng đồng, từ cho không sang cho vay, khắc phục dần tình trạng trông chờ, ỷ lại. Hệ thống chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình 135 giai đoạn 3 thực hiện trên địa bàn 2.331 xã, 3.059 thôn, ở 415 xã biên giới và 190 xã ATK, đã đầu tư gần 20.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện sinh hoạt, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng và chợ nông thôn), góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi. Đến hết năm 2015, có 80 xã đặc biệt khó khăn của 23 tỉnh và 366 thôn bản của 30 tỉnh hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135.

21
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã Krông Jing (huyện M'Đrắk) được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất từ Chương trình 135. Ảnh minh họa

Riêng tại Đắk Lắk, trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình 135 đã triển khai trên 44 xã và 128 thôn, buôn đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh, với tổng kinh phí đầu tư trên 372 tỷ đồng, giá trị khối lượng hoàn thành đạt 100%, trong đó đã triển khai xây dựng được 650 công trình hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 87.601 hộ nghèo; tổ chức 18 lớp tập huấn cho 1.497 học viên là cán bộ cấp xã và 40 lớp cho 2.466 học viên là đối tượng cộng đồng; duy tu bảo dưỡng 74 công trình hạ tầng như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học… góp phần đáng kể cải thiện đời sống người dân. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 2 thôn, buôn đã hoàn thành chương trình 135.

Tuy nhiên một số chính sách chưa phù hợp với đặc thù vùng dân tộc và miền núi cũng như yêu cầu của thực tiễn; chính sách ban hành trước và sau thiếu sự kết nối về nội dung; chính sách thường có mục tiêu lớn, thời gian thực hiện ngắn, gắn với nhiệm kỳ nên hiệu quả chưa cao.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành địa phương tiếp tục rà soát chính sách, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng các chính sách mới, bảo đảm khả thi, phù hợp với nguồn lực và đặc thù vùng dân tộc và miền núi; tăng cường nguồn lực, bố trí tập trung, không dàn trải, lồng ghép hiệu quả trong thực hiện; công khai minh bạch; khuyến khích sự tham gia, giám sát của cộng đồng.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.