Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc và dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh

20:10, 04/05/2016

Chiều 4-5,  Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc (PNTQ) lần thứ XII và dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016-2021.

Đại biểu tham dự hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị

Góp ý dự thảo văn kiện của Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, đa số các đại biểu đều thống nhất cao với các nội dung trong dự thảo văn kiện; đồng thời, cho rằng các số liệu, nội dung từng nhiệm vụ trong báo cáo cần phải nêu cụ thể, chi tiết hơn; nên quy định khẳng định tư cách pháp nhân của tổ chức Hội nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự; coi trọng công tác tuyên truyền và phải có nội dung phù hợp với từng đối tượng; việc nâng mức hội phí hội viên từ 500 đồng/tháng lên 2.000 đồng/ tháng sẽ khó thực hiện ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; báo cáo phải đánh giá rõ nét những khâu đột phá về kết quả đã đạt được, làm rõ những hạn chế và những giải pháp của Hội trong nhiệm kỳ tới.    

Đại biểu góp ý các dự thảo
Đại biểu góp ý các dự thảo

Đối với báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu đã góp ý bổ sung một số nội dung như: cần xây dựng một cách cụ thể, chi tiết từng nội dung, hoạt động của tổ chức Hội; báo cáo phải đề cập đến kết quả việc tuyên truyền bình đẳng giới, tảo hôn, việc làm; nêu bật vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình cũng như đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò giám sát xã hội của tổ chức Hội… Bên cạnh đó, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2016 – 2021 phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.