Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc"

15:00, 07/06/2016

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1474/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch này gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ nay đến tháng 6-2017), khảo sát, đánh giá về cơ sở vật chất, hạ tầng để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin về đăng ký, quản lý hộ tịch tại UBND các huyện, thị xã, thành phố, từ đó triển khai trên phạm vi toàn tỉnh…

Giai đoạn 2 (từ tháng 7-2017 đến tháng 12-2019), bố trí đầy đủ trang thiết bị, chỉnh sửa phần mềm đăng ký hộ tịch hiện đang sử dụng tại các địa phương bảo đảm tương thích, kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; trang bị cho các địa phương chưa sử dụng phần mềm; đào tạo nhân lực để sử dụng, cập nhật, khai thác phần mềm theo yêu cầu quản lý; cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên toàn quốc…

Giai đoạn 3 (từ 1-1-2020 trở đi) duy trì vận hành, củng cố, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất trên toàn tỉnh nhằm bảo đảm việc đăng ký, quản lý khai thác, sử dụng an toàn, hiệu quả.

21
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại xã Ea Tân (huyện Krông Năng). Ảnh minh họa

Việc triển khai kế hoạch trên nhằm hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên cơ sở xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án; kịp thời báo cáo, đề xuất phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.