Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh giám sát, bảo vệ quyền cho người lao động

16:03, 17/07/2016

Theo thông báo kết luận Hội nghị thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam năm 2016, trong năm nay, Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

Đồng thời, Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp xây dựng chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ; phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ý thức công dân cho giai cấp công nhân và người lao động.

21
Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tiền hỗ trợ cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do hạn hán trong chuyến thăm và làm việc với LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk. Ảnh minh họa

Hai bên cũng phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; phối hợp trong việc trao đổi thông tin; tiếp nhận và giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách liên quan trực tiếp đến người lao động.

Cũng tại văn bản này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về một số kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương Tổng Liên đoàn được phép tổ chức xây dựng giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động”.  

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan liên quan đề xuất phương án xác định lộ trình thực hiện tiền lương tối thiểu của người lao động theo quy định tại Điều 91, Bộ Luật Lao động.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng Đề án “Cung ứng dịch vụ và truyền thông tư vấn trực tiếp cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất về chăm sóc sức khỏe sinh sản”, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8-2016.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.