Multimedia Đọc Báo in

Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 tặng thư viện cho hai trường học ở thị xã Buôn Hồ

22:20, 06/08/2016

Sáng 6-8, Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân 2030 thuộc Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức Lễ trao tặng thư viện cho Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Ea Siên) và Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Đinh Núp (xã Ea Blang) của thị xã Buôn Hồ.

Tham dự Lễ trao tặng có  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; lãnh đạo Sở GD-ĐT cùng lãnh đạo thị xã Buôn Hồ.

1
Ban tổ chức Chương trình Caravan Thư viện 2030  lãnh đạo các trường ký kết biên bản bàn giao thư viện.

Caravan Thư viện 2030 là hoạt động thường niên được CLB Doanh nhân 2030 tổ chức trước ngày khai giảng năm học mới hằng năm nhằm chung tay cùng ngành Giáo dục giúp các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng cao nâng cao kiến thức, phát huy năng lực bản thân. Chương trình Caravan thư viện lần thứ VII với thông điệp “Khát vọng Tây Nguyên” đã tặng 2 thư viện cho 2 trường trên (mỗi thư viện trị giá 350 triệu đồng). 

5
Công ty CPTM Bia Sài Gòn Tây Nguyên trao học bổng cho đại diện các trường.

Ngoài ra, Đoàn còn hỗ trợ cho 3 trường tiểu học: Tô Hiệu, Hoàng Văn Thụ và Trần Quốc Toản (thị xã Buôn Hồ): sách, tủ sách, máy in và máy vi tính; tặng 550 phần quà cho các em học sinh, gồm cặp sách, bút viết, đồng phục; trao 55 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2 triệu đồng) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên tặng học bổng trị giá 50 triệu đồng cho học sinh 2 trường được tặng thư viện.

6
Đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 trao học bổng học sinh nghèo.

Tổng trị giá vật chất và tiền mặt được trao trong Chương trình Caravan Thư viện 2030 lần thứ VII tại  thị xã Buôn Hồ là gần 2 tỷ đồng.

7
Lãnh đạo thị xã Buôn Hồ tặng hoa Câu lạc bộ Doanh nhân 2030.

Đặc biệt, tại buổi lễ các doanh nhân đã quyên góp hơn 100 triệu đồng tặng các thầy cô giáo của Trường Tiểu học Lê Lợi và Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Đinh Núp.


Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.