Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam là nước thứ 4 tại châu Á sản xuất vắc xin phối hợp sởi - rubella

16:22, 11/11/2016

Bộ Y tế vừa thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vắc xin phối hợp sởi-rubella (MR) do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm Y tế (POLYVAC), đơn vị trực thuộc Bộ sản xuất. Đây là vắc xin thứ 11 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng mà Việt Nam tự sản xuất được.

Vắc xin MR đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối hợp Sởi – Rubella” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ. Với việc tự sản xuất vắc xin chất lượng cao ứng dụng công nghệ Nhật Bản, Việt Nam đã ghi tên mình lên bản đồ sản xuất vắc xin MR của thế giới. Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia sản xuất được vắc xin trên thế giới và là nước thứ 4 tại châu Á có thể sản xuất vắc xin MR sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.

Dự án được POLYVAC bắt đầu triển khai từ tháng 5-2013 và kéo dài trong thời gian 4 năm 11 tháng, với tổng ngân sách khoảng 700 triệu yên Nhật. Tháng 3-2016, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản và nỗ lực của cán bộ công nhân viên, vắc xin MR do POLYVAC sản xuất đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng trên 756 người từ 1- 45 tuổi khỏe mạnh và được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

Trong thời gian tới, POLYVAC sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan đến cấp phép lưu hành sản phẩm, để có thể cung cấp vắc xin MR cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em Việt Nam dự kiến từ năm 2017.

Kim Oanh (nguồn SK&ĐS)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.