Multimedia Đọc Báo in

VPF làm việc với Câu lạc bộ bóng đá Đắk Lắk

17:09, 16/11/2016
Chiều 15-11, Đoàn khảo sát của Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) do ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Câu lạc bộ (CLB) bóng đá Đắk Lắk nhằm khảo sát, kiểm tra cơ sở vật chất, sân bãi trước mùa giải 2017.
 

Quang cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác thông tin về một số nội dung mới sẽ áp dụng tại mùa giải 2017 như: Giám sát trận đấu sẽ đến địa phương và kiểm tra sân vào buổi chiều trước ngày thi đấu 2 ngày (năm 2016 là 1 ngày); các buổi họp kỹ thuật sẽ được tổ chức vào buổi chiều trước ngày thi đấu (năm 2016 là buổi sáng ngày thi đấu); chế độ cho trọng tài điều khiển trận đấu được tăng hơn mùa giải 2016 … 
 

Cán bộ VPF (bìa phải) kiểm tra diện tích phòng kỹ thuật của CLB.

Ông Võ Thành Danh, Giám đốc Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh kiêm Trưởng đoàn bóng đá Đắk Lắk báo cáo về quá trình chuẩn bị mùa giải mới, từ lực lượng đến nguồn tài chính. Theo đó, đây là năm thứ 4 Đắk Lắk thi đấu ở giải hạng Nhất Quốc gia. Mặc dù là đội bóng không có nhà tài trợ, nguồn tài chính để hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách của tỉnh, nên còn rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của tỉnh, dự kiến trong mùa giải mới 2017, CLB sẽ cố gắng duy trì đủ nguồn tài chính để tham dự giải theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp.
 
Đoàn khảo sát cũng đã tiến hành kiểm tra công tác đào tạo trẻ và các hạng mục tại sân vận động Buôn Ma Thuột như: mặt cỏ sân thi đấu, cầu môn, các phòng chức năng… Về cơ bản đáp ứng các tiêu chí Quy chế bóng đá chuyên nghiệp hiện hành. 
 
Phát biểu kết luận buổi khảo sát, ông Nguyễn Minh Ngọc đánh giá cao nỗ lực của CLB Đắk Lắk trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn thi đấu của giải trong khả năng điều kiện thực tế của CLB. Đoàn khảo sát cũng chia sẻ một số mô hình, sáng kiến hay trong việc thu hút nhà tài trợ để có thêm nguồn kinh phí hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp.
 
Thế Hùng
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.