Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

14:51, 11/01/2017

Ngày 10-1, 3 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP của tỉnh đã đồng loạt ra quân đợt thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Đợt kiểm tra kéo dài đến ngày 20-1 và được tiến hành tại 11/15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ các huyện Buôn Đôn, M’Đrắk, Krông Búk, Cư Kuin). Các đoàn tập trung kiểm tra về việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, nhất là các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 như: bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, thịt và các sản phẩm từ thịt, sản phẩm chế biến từ thủy sản…

Đoàn kiểm tra liên ngành số 2
Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 kiểm tra chất lượng thực phẩm tại Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột.

Trong quá trình kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra còn lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh ATTP trong sản xuất, kinh doanh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

aaa
Thành viên đoàn kiểm tra liên ngành số 2 tiến hành lấy mẫu sản phẩm giò bò để kiểm nghiệm tại cơ sở Bánh mỳ Tuấn Mập (số 443, đường Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột).

Được biết, đợt thanh, kiểm tra này được triển khai nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành; việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.