Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng Cư M'gar trở thành điểm du lịch sinh thái- cộng đồng quy mô lớn

20:32, 24/02/2017

Huyện ủy Cư M’gar vừa ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HU ngày 20-2-2017 về Phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2025. Nghị quyết xác định xây dựng Cư M’gar trở thành điểm du lịch sinh thái- cộng đồng có quy mô lớn trên địa bàn Đắk Lắk.

Cư M'gar là địa phương có vốn văn hóa đặc trưng và giàu bản sắc của các dân tộc thiểu số như: Êđê, Sê đăng, Thái, Tày, Nùng...; có hệ thống sông suối, thác hồ, núi rừng được phân bố đều khắp, trong đó có nhiều điểm nhấn ấn tượng như: Núi Hoa, đồi Cư H’lâm, thác Drai Dlông…

Danh thắng thác Drai Dlông
Danh thắng thác Drai Dlông

Theo Đề án Phát triển du lịch huyện Cư M’gar, trước mắt chính quyền địa phương có kế hoạch bố trí kinh phí giúp đỡ và hỗ trợ người dân gìn giữ, bảo tồn 73 buôn làng truyền thống; khôi phục và hoàn thiện việc thực hành văn hóa 5 lễ hội tiêu biểu (Mừng lúa mới của người Sê Đăng buôn Kon H’ring, Cúng bến nước, Cúng sức khỏe, Mừng lúa mới của người Êđê ở buôn Tul, Ăn cơm mới của người Thái ở Ea Kuêh) gắn với Không gian Văn hóa Cồng chiêng và ẩm thực truyền thống.

Tham quan, trải nghiệm đồi Cư H'lâm
Tham quan, trải nghiệm đồi Cư H'lâm

Theo đó, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để  đầu tư, xây dựng các điểm du lịch làng nghề: dệt thổ cẩm buôn Pốk A (thị trấn Ea Pốk), buôn Drao (xã Cư Dliê M’nông), buôn Tar (xã Ea Drơng), buôn Kna B, buôn Triă (xã Ea Tul); đan lát, làm đồ thủ công mỹ nghệ, tạc tượng gỗ dân gian ở buôn Kroa (xã Cuôr Đăng), buôn Ea Sar (xã Ea Đrơng) nhằm biến những địa chỉ này thành điểm đến tham quan, trải nghiệm cho du khách dưới hình thức Homestay kết hợp với các tour lữ hành trong và ngoài tỉnh.
                                                                                   

Phương Đình


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.